Giới thiệu về cây
- Cây Vạn Lộc có tên khoa học Aglaonema rotundum pink, thuộc họ Araceae ( ráy ) có hoa. Cây còn có tên gọi khác là cây Thiên Phú. Cây có xuất xứ từ Thái Lan, Indonesia cây phù hợp với khí hậu và xuất hiện nhiều ở khu vực Đông Nam Á, Nam Trung Quốc và Bắc Ấn Độ.
- Cây cảnh vạn lộc để bàn là cây cảnh thân thảo được trồng nhiều để làm cây cảnh lá.
- Cây lá màu dễ trồng, dể chăm sóc, là loài cây được ưa chuộng nhất trong nhóm Vạn niên thanh lá màu. có thể trồng được trong nước hoặc trong đất đều phát triển tốt.
- Vạn lộc thường và vạn lộc đỏ là 2 loại được ưa chuộng nhất hiện nay. Đặc điểm rõ nhất để phân biệt chúng đó là màu sắc lá. Nếu như lá của vạn lộc đỏ chỉ mang một màu hồng đỏ rực rỡ thì lá của vạn lộc thường lại điểm xuyết một vài đốm màu xanh khá bắt mắt.
Tác dụng của cây
- Giống như những loài cây xanh nội thất khác, vạn lộc cũng giúp không khí trong lành hơn, giảm stress và khiến không gian sống, làm việc của bạn sinh động hơn. Bên cạnh đó cây vạn lộc còn giúp tăng cường 20% trí nhớ và 15% hiệu quả làm việc. NASA đã thực hiện một cuộc nghiên cứu và chỉ ra rằng những cây có chứa chất chlorophyll. Chất này rất tốt cho trí nhớ.
- Cây vạn lộc giúp trang trí không gian nhà bạn thêm sáng và sang trọng hơn. Cây có tác dụng thanh lọc, điều hòa không khí rất tốt, nâng cao sức khỏe, sức đề kháng cho con người. Việc bài trí nhiều cây xanh sẽ tạo ra khoảng không gian xanh giúp tinh thần thoải mái, làm việc hiệu quả hơn. Bởi vậy, vạn lộc không chỉ như một món đồ để bày trí không gian của bạn mà nó còn là món quà để gửi tặng đến đối tác, người thân, bạn bè.
Ý nghĩa phong thuỷ
- Cây vạn lộc một trong những cây cảnh để bàn phong thủy đẹp, luôn được rất nhiều người ưa thích và bày trí cho nội thất, văn phòng làm việc. Đây cũng là loại cây phù hợp với nhiều mệnh. Đặc biệt, với màu sắc xen lẫn màu đỏ hồng cây cảnh này được giới phong thủy xếp vào danh mục cây cảnh thuộc Hành Hỏa. Để phát huy tính phong thủy mạnh mẽ thì những người có tuổi thuộc vào mệnh Hỏa hoặc có tuổi thuộc vào mệnh Thổ.
- Tuy nhiên, những mệnh Mộc, Kim, Thủy nếu muốn trồng cây Vạn Lộc thì nên trồng thủy sinh, chậu trắng và nhiều nước để giảm nhẹ màu đỏ mạnh mẽ của lá cây.
- Khi nói đến cái tên vạn lộc thì các bạn cũng biết được phần nào ý nghĩa của cây đem lại. Chữ vạn ở đây có nghĩa là rất nhiều, đi kèm cùng chữ lộc trong từ tài lộc có nghĩa là tiền tài, may mắn. Vậy nên loài cây này tượng trưng cho sự may mắn, phú quý tài lộc tràn đầy. Bởi vậy loài cây này còn là món quà tặng ý nghĩa cho đối tác, bạn bè, người thân với ý nghĩa cầu chúc sự an khang thịnh vượng cho gia chủ.
Hướng dẫn chăm sóc
Ánh sáng:
- Cây vạn lộc có yêu cầu ánh sáng ở mức trung bình không quá gay gắt.
- Chúng thích hợp với loại ánh sáng nhẹ vào buổi sớm hoặc chiều muộn. Cây thích hợp trồng cạnh cửa sổ và trồng trong nhà.
Đất trồng:
- Cây vạn lộc dễ tính nên có thể trồng ở nhiều điều kiện khác nhau.
- Loại đất phù hợp nhất với cây đó chính là đất giàu dinh dưỡng có pha sơ dừa và tro trấu
Nước:
- Tùy vào việc trồng và vị trí đặt mà có chế độ tưới nước cho cây vạn lộc.
- Nếu trồng thủy sinh không cần tưới nước mà cần thay nước trong bình tuần 1 lần (khi nước bị đục). Nếu trồng trong chậu trong nhà, văn phòng thì nên tưới nước khoảng 1 – 2 lần/tuần là đủ. Tùy vào tình trạng của cây mà bạn có thể thay đổi lượng nước cho phù hợp. Cây thiếu nước sẽ xảy ra tình trạng khô ở đầu lá.
Nhiệt độ:
- Vạn lộc là loại cây ưa bóng mát. Tuy nhiên, nó vẫn có thể chịu được ánh nắng mặt trời, tuy nhiên cần có mái/lưới che để tránh tình trạng bị cháy nắng. Điều kiện để vạn lộc phát triển tốt nhất là nhiệt độ phòng từ 18 – 35 độ C.
Đánh giá
Chưa có đánh giá nào.