- Đặc Điểm và ý Nghĩa Của cây lộc vừng
Cây Lộc Vừng là một loại cây phong thủy nổi bật với sắc hoa đỏ rực vì thế rất được được ưa chuộng trồng trang trí tại nhà, trồng tại các khu đô thị như nhà trường, xí nghiệp, bệnh viện, công viên,…
Lá Lộc Vừng khá lớn, mặt trên thì xanh bóng nhưng mặt dưới lại có màu xanh trắng và có nhiều gân. Khi cây già thì thân sẽ bắt đầu xù xì và cành lá lại khẳng khiu.
Hoa là phần đặc biệt để mọi người chú ý đến cây Lộc Vừng. Hoa Lộc Vừng nhỏ, mọc theo chùm dài giống như dây pháo đỏ với nhiều sợi tua vô cùng bắt mắt.
Ý NGHĨA CỦA CÂY LỘC VỪNG
Cây Lộc Vừng với sắc hoa rực rỡ có ý nghĩa mang đến sự may mắn về tài lộc cho gia chủ. Những chùm hoa rủ xuống vô cùng thơ mộng, với đặc tính này, Lộc Vừng được người xưa gắn liền với ngụ ý Lộc ứng, phát lộc như vừng, dồi dào và có khả năng sinh sản vô định. Đây là một trong những cây phong thủy thuộc bộ tứ quyền lực: “Sanh – Sung – Tùng – Lộc”.
Vị trí phong thủy thích hợp trồng cây Lộc Vừng
Nên trồng cây Lộc Vừng trước nhà, để tăng nguồn năng lượng dương, giảm năng lượng âm có thể ảnh hưởng tới ngôi nhà. Hoa Lộc Vừng đỏ rơi từng chùm phủ kín sân nhà mang vượng khí, khí dương giúp gia chủ may mắn, hỷ sự và phước lành.
Nên trồng ở vị trí thoáng đãng có ánh sáng để cây phát triển tốt cho hoa đẹp vừa giúp làm đẹp ngôi nhà vừa tăng năng lượng tích cực, hấp thu may mắn.
Cách trồng và chăm sóc cây lộc vừng
Có thể nhân giống cây lộc vừng bằng 2 cách là ươm mầm từ hạt cây hoặc chiết cành, tuy nhiên để cây nhanh có hoa và có thể tạo dáng nhanh thì người ta vẫn thường dùng phương pháp chiết cành là chủ yếu vì hạt cây lộc vừng khá hiếm do hoa thường không đậu được nhiều quả và phương pháp chiết cành thì thực hiện dễ hơn nhiều đối với cây lộc vừng. Thời gian chiết cành thường rơi vào khoảng tháng 6 tháng 7 thời tiết nắng phù hợp cho việc chiết cành lộc vừng nhất.
Trồng lộc vừng chiết từ cây mẹ nếu trồng vào chậu thì tùy vào kích thước cây con để chọn chậu cho phù hợp nên chọn những loại chậu có lỗ thoát nước là tốt nhất, đất sử dụng để trồng lộc vừng thì nên chọn những loại đất có nhiều dinh dưỡng và kết hợp với các loại phân chuồng hoại mục (hoặc đã qua ủ) để cây có thể phát triển tốt nhất. Cây lộc vừng là cây ưa nắng nhưng cũng là cây cần nhiều nước để phát triển, nên khi trồng lộc vừng cần cung cấp cho cây một lượng nước vừa đủ cho cây, ngày nắng thì tưới nhiều hơn các ngày bình thương. Khi thấy đất có dấu hiệu trắng có nứt tức là đất đang thiếu nước, cần thêm nước cho cây ngay.
Yếu tố ánh sáng: Cây lộc vừng là loài cây ưa sáng nên nếu được trồng ngoài trời với ánh sáng tự nhiên thì cây lộc vừng có thể ra hoa tự nhiên sai hoa, hoa ra nhiều mà không cần các loại thuốc kích thích. Còn nếu được trồng trong các khuôn viên hẹp thiếu sáng thì chúng ta cần kích thích hoa mọc trước 3 tháng khi chúng ta muốn cây nở hoa đúng vào dịp nào đấy như ngày tết chẳng hạn
Để chăm sóc tốt cho cây lộc vừng phát triển tốt nhất thì chúng ta nên tưới nước để cung cấp độ ẩm thường xuyên và kết hợp bón phân định kì hàng tháng để bổ sung dinh dưỡng cho cây. Có thể dùng phân vi lượng để tưới cho cây, hoặc phân chậm tan nếu bạn không có nhiều thời gian chăm sóc cây.
Nếu trồng trong chậu thì định kì 2-3 năm chúng ta nên thay đất mới cho cây để cây có đủ chất dinh dưỡng để phát triển.
Đánh giá
Chưa có đánh giá nào.